10 Lưu ý khi TU TẠI GIA nhất định không thể bỏ qua, ai cũng cần phải biết!

(Lichngaytot.com) Những lưu ý khi tu tại gia sau đây chỉ ra những vấn đề những người phát tâm nguyện theo Phật nhưng vẫn sống cuộc sống đời thường hay gặp phải mỗi ngày.

Mục lục

(Ẩn/Hiện)

1. Quy y Tam bảo


Bước đầu tiên muốn trở thành Phật tử tại gia đó là

Quy y Tam bảo

vì cho dù yêu thích việc tìm hiểu Phật pháp, cũng muốn đọc kinh thường xuyên và làm theo lời răn của Đức Phật thì về sự (hình thức, hiện tượng) thì chưa phải là Phật tử. Do đó muốn trở thành người tu tại gia thì bạn vẫn phải quy y Tam bảo.

Bạn cần đối trước Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng) phát nguyện trọn đời quay về, nương tựa để chính thức trở thành Phật tử. Việc quy y này không đơn thuần chỉ là hình thức mà trong đó hàm chứa nội dung quan trọng.


Một người tín ngưỡng Phật chỉ giống như một cậu học trò hiếu học ngày ngày đứng ngoài cửa sổ để học lỏm chữ được chữ mất. Một khi quy y Tam bảo cũng giống như việc cậu học trò kia đăng ký vào lớp học và ngồi học ngay ngắn trong lớp thì việc này mới thực sự có ý nghĩa và mang lại thành tựu.

Có thể nói, một cá nhân muốn thành tựu phải có sự gia hộ và trợ duyên tích cực của Phật - Pháp - Tăng. Nếu mới chỉ có tín tâm với Đức Phật và tu hành tại gia thì chưa đủ, cần quy y và tu học theo sự dìu dắt của Tăng đoàn.


Việc này đồng nghĩa bạn chỉ quy y vào Tam Bảo, không phải quy y một cá nhân, một vị tăng nào. Do đó, không phải tìm gặp cho được vị cao tăng, có tiếng mới quy y, không thì không chịu quy y hoặc muốn quy y càng nhiều thầy càng tốt.

2. Thờ Phật

Người đã quy Tam bảo luôn thể hiện sự tôn kính với Đức Phật. Ví dụ khi đi chùa hoặc nơi có thờ hình tượng Phật phải thể hiện sự tôn trọng, nghiêng mình lễ bái, nếu vô tình thấy trên bao hương có in hình Phật, sau khi dùng xong nên đem đốt, tránh để rơi lung tung.



Nhiều người suy nghĩ đơn giản cho rằng Phật ở tâm mà không cần thờ Phật. Bản chất thì Phật là Phật, chúng sinh là chúng sinh. Vì vậy nghĩ rằng “Phật tức tâm nên không cần phải thờ hình tượng Phật” nghĩa là đang tư duy sai lầm.

Đức Thế Tôn không yêu cầu chúng ta thờ phụng hay hương khói cho Ngài, thế nhưng là người sống xa Phật, chúng ta thờ để thể hiện lòng kính trọng cao cả, sự biết ơn sâu sắc đối với bậc Thầy về tâm linh.

Là người Phật tử, trong nhà nên có một bàn thờ Phật để hằng ngày chiêm ngưỡng, quán tưởng và lễ bái. Để rước tượng Phật về đừng quá câu nệ, làm ngày nào cũng được, giờ nào cũng được, cứ đủ duyên là bạn thỉnh tượng Phật về nhà.

Một số lưu ý khi thờ tượng Phật trong nhà:

  • Bàn thờ nên bố trí nơi trang trọng nhất trong nhà.
  • Nếu nhà rộng nên dành riêng một phòng làm nơi thờ Phật.
  • Thờ một Phật là thờ tất cả Phật.
  • Hình tượng thờ kích cỡ phải bằng nhau, không đặt hình trên dưới hoặc cao thấp.
  • Bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà phải thờ riêng. Trường hợp nhà không có chỗ, nên đặt bàn thờ Phật phía trên, bàn thờ ông bà phía dưới.
  • Hằng ngày, chúng ta phải thay nước cúng và lau chùi bàn thờ thật sạch.
  • Những tượng Phật bị hư hỏng nên sửa chữa lại. Nếu không còn dùng được, chúng ta đem thả xuống sông, biển hoặc đào hầm chôn, không nên bỏ nơi bất tịnh.
Nên thờ tượng Phật nào trong nhà? Thờ càng nhiều càng được các Ngài phù hộ?

Mỗi đức Phật mang ý nghĩa tâm linh khác nhau, người Phật tử nên thờ tượng Phật nào trong nhà mới đúng?

3. Tìm hiểu cuộc đời Đức Phật


Một lưu ý khi tu tại gia đó là người Phật tử phải biết

cuộc đời của đức Phật thích ca

, cũng như con phải biết tên cha, biết cuộc đời của cha, điều này giống như việc ta tìm hiểu về nguồn cội của mình vậy. Nếu chỉ tụng kinh mà không biết về hành trình của Đức Phật tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh thì có phần hơi sáo rỗng.

Hơn nữa, qua quá trình tìm hiểu về cuộc đời của Ngài, ta sẽ có được nhiều bài học đáng quý, giúp ta cảm nhận được sâu sắc hơn các bài kinh kệ, hậu thuẫn rất nhiều cho quá trình tu tập.

Do vậy, bước đầu học Phật, chúng ta phải tìm hiểu cuộc đời của Ngài. Để hiểu biết Phật pháp có căn bản từ thấp lên cao, chúng ta nên đọc bộ Phật Học Phổ Thông do Hòa thượng Thiện Hoa biên soạn, hoặc cuốn Đức Phật Và Phật Pháp của Narada do Phạm Kim Khánh dịch.

4. Học giáo pháp của Phật

Học giáo pháp của Đức Phật như là cách ta có trong tay "tấm bản đồ" chỉ dẫn ta nên đi tới đâu, làm gì để tránh bị lạc lối, sai đường.


Là một Phật tử tại gia nên đọc tụng kinh điển hoặc nghe các thầy giảng pháp, hoặc dự học các lớp giáo lý do chùa tổ chức.

Việc thường xuyên đọc tụng kinh sách, nghe quý thầy giảng Phật pháp sẽ giúp gia tăng trí tuệ, hiểu rõ hơn về con đường mình đang đi để mỗi ngày mình hiểu biết thêm nhiều điều hay điều mới.


Mỗi ngày, chúng ta cố gắng để thời gian đọc kinh sách hoặc nghe giảng như một thói quen vì đó là cách hữu hiệu để soi chiếu tâm ta mỗi ngày rất hiệu quả.

Đọc kinh là giúp tăng trưởng trí huệ bản thân, là một trong các phương pháp khử trừ vọng tưởng. Thi thoảng tụng kinh không ảnh hưởng gì đến pháp môn chuyên tu của mình hết.


Nếu vì quá bận, nên tới chùa vào ngày Phật đản 15/4, Vu Lan 15/7 hoặc ngày tết cổ truyền để dự lễ, thăm viếng, học Phật pháp nhằm thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tri ân báo ân của người con Phật.

Tùy theo chúng ta tu pháp môn nào nên chuyên tụng kinh pháp môn đó sẽ có kết quả hơn. Mỗi ngày, sáng hoặc tối nên công phu tụng kinh, niệm Phật hoặc ngồi thiền.

5. Thực hành Phật pháp

Giáo pháp của Phật mới chỉ là lý thuyết, ta cần phải thực hành mới có được lợi ích thiết thực.

Theo đúng nghĩa quy y Tam bảo là nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng để tu học, không phải quy y để lấy pháp danh, để Phật phù hộ hoặc để được ra oai hay mong người đời ngưỡng mộ.

Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử tại gia thì luôn tâm niệm trong lòng rằng từ nay với bất cứ điều gì học được ta áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày. Từ suy nghĩ cho tới lời ăn tiếng nói ta luôn có ý thức sửa đổi để vừa nhớ kiến thức đã học lại vừa có thể tiếp tục áp dụng các bài học về Phật pháp tiếp theo.

6. Bình tĩnh trước chướng duyên

Một số người thắc mắc rằng sau quy y thì hay gặp chướng duyên cho dù trước đó mọi thứ trong cuộc sống của họ đều ổn. Có thể tạm hiểu rằng: Quả báo trước đây đến sớm khi đủ duyên nhưng nó đang từ nặng chuyển thành nhẹ rồi dứt nghiệp.

Bởi vì trước quy y, hầu hết chúng ta phạm tội sát sinh tạo ác, hại người nên nay nhận quả mà thôi. Bởi: “Muốn biết nhân kiếp trước, nhìn quả thọ đời này”. Do đời quá khứ bạn từng thiếu nợ họ nên kiếp này phải đền trả.


Thế nên, hãy bình tĩnh, cứ kiên nhẫn tu tập. Một thời gian sau các rắc rối tất thảy đều chuyển tốt, chướng ngại tiêu tan.

Một lưu ý khi tu tại gia đó là: Lúc này nên thành tâm sám hối lỗi xưa là rất cần thiết, quan trọng. Ta cũng chỉ là bậc phàm phu gieo rắc biết bao nhiêu tội lỗi trong suốt các kiếp sống khác nhau từ trước tới nay.

7. Ăn chay

Ít ai biết rằng một con vật khi chết sẽ khởi tâm sân hận, chúng ta ăn vào cũng ảnh hưởng đến tâm sân hận. Thú vật có nhiều loại nặng về dâm dục, chúng ta ăn vào cũng ảnh hưởng đến dâm dục.

Vì thế, nếu ăn chay được thì rất tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của chúng ta. Đặc biệt những ai đã phát tâm tu tập thì nên ăn chay vì đây là cơ hội dừng một số nghiệp xấu sát hại chúng sinh.

Ăn chay có những lợi ích như:

- Kết nối cảm xúc giữa con người và động vật ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Dần dần chúng ta từ bỏ những món như thịt và chỉ ăn rau củ cùng các sản phẩm từ thực vật. Đây là cách nuôi dưỡng lòng từ khi ta xem mạng sống của chúng sinh như mạng sống của mình.

- Ăn chay nghĩa là gián tiếp khuyên người không sát sinh. Khi nhu cầu ăn thịt giảm đi thì người ta sẽ hạn chế giết thịt các con vật vô tội.

- Ăn chay khiến con người hiền hòa hơn, góp phần hòa bình thế giới. Trong vô lượng kiếp chúng ta giết hại lẫn nhau, mối thù này sẽ còn mãi mãi, khi đủ duyên gặp nhau sẽ chém giết lẫn nhau. Muốn chấm dứt chiến tranh, chúng ta phải chấm dứt sát sinh.



Nên và không nên ăn chay giả mặn theo khía cạnh Đạo Phật

Việc ăn chay giả mặn tuy là việc tốt cho sức khỏe nhưng nếu xét về khía cạnh Đạo Phật vẫn có nhiều điều phải cân nhắc thêm mà mọi người cần phải nhìn thẳng vào

8. Chăm chỉ làm điều thiện

Một lưu ý khi tu tại gia đó là luôn có tâm ý muốn làm từ thiện. Làm phước cho mọi người là cách tích lũy phúc đức cho đời này và muôn đời sau mà chúng ta không bao giờ được xem nhẹ.

Vì thế, hãy sẵn sàng cho đi kiến thức, trí tuệ, vật chất, tiền bạc,... Theo khả năng của mình vì cho đi là còn mãi. Việc này tuân theo quy luật nhân quả khi ta gieo một hạt giống tốt sẽ nhận được về vụ mùa tươi tốt.


Dù là việc thiện nhỏ hay lớn đều cố gắng làm, còn những việc có lợi cho mình mà hại người thì không làm. Thấy người khổ cũng như mình khổ, phải tìm cách cứu giúp họ.


Sống trên đời đừng tham lam muốn vơ vét mọi thứ về cho mỗi bản thân mình, của cải là giả tạm, chúng ta phải biết tận dụng thời gian, của cải để làm lợi ích cho người. Hãy noi gương Đức Phật, biết san sẻ của cải vật chất cho người khốn khó, chính là làm vơi đi tính ích kỷ, trừ diệt tâm keo kiệt.

9. Tránh xa tà giáo

Lưu ý khi tu tại gia đó là nhất định phải tránh xa tà giáo vì những người này thường là đối tượng mà tà giáo tìm tới để dụ dỗ, đi theo chúng.

Tà giáo thường núp dưới những cái bóng Phật giáo để làm càn. Do đó, người Phật tử phải có niềm tin chân chính nơi pháp của Đức Phật, không nên tin mê. Đức Phật khuyên chúng ta hiểu thấu đáo vấn đề rồi hãy tin, ngay như những lời Ngài dạy, Ngài cũng khuyên chúng ta nên suy nghĩ kĩ, nếu khi thực hành có lợi ích an lạc cho mình thì nên tin.


Khi chúng ta đã tin hiểu một cách vững chắc Phật pháp rồi thì không nên để những tà thuyết làm lung lay.

Trên thế giới, từ xưa đến nay có một vài Tôn giáo dùng vũ lực cưỡng ép hoặc tình cảm, tiền bạc dụ dỗ người theo đạo. Người Phật tử phải nên cảnh giác với những Tôn giáo này để không bị dụ dỗ lừa gạt.

Bởi lẽ, Tôn giáo mà dùng thủ đoạn để mua chuộc lôi kéo người khác theo đều có ý đồ không tốt.


Chúng ta phải hết sức tỉnh thức để không bị những kẻ này làm mê mờ lý trí, dễ bị lừa tiền khiến ta lạc lối, đi theo ngoại đạo.

10. Chớ khởi tâm phân biệt

Đã là con nhà Phật, cho dù bạn tu tại gia cũng không nên có tâm phân biệt, ảnh hưởng tới phúc đức của mình.

Cụ thể là không phân biệt việc mình tu còn người khác thì không, không cho rằng mình ăn chay là cao quý hơn người ăn thịt.


Chớ nên chủ quan cho rằng niệm danh hiệu Phật này tốt hơn danh hiệu Phật khác; Bộ kinh này tụng sẽ tốt hơn kinh kia; Thầy mình tốt hơn, thầy khác kém hơn; Không nên khởi tâm phân biệt khen pháp mình tu, chê pháp của người khác, không nên vì quyền lợi cá nhân chê bai đả kích lẫn nhau...

Quy y Phật không phải là quy y riêng với một vị Phật nào, quy y Pháp cũng không phải quy y với riêng một bộ kinh nào của Phật giảng, Quy y Tăng cũng không phải là quy y riêng với một vị Tăng nào. Đó đơn giản là cam kết của lòng mình đi theo Phật pháp và học theo các pháp mà được dẫn dẵn, chỉ bảo bởi một vị tăng nào đó.

Phật tử tại gia cần nắm vững điều này để phá chấp phân biệt hơn kém, bởi tâm phân biệt này, gây ra thêm những chướng ngại tinh thần không cần thiết.


Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.